Thế hệ thứ hai Các_thế_hệ_lãnh_đạo_của_Cộng_hoà_Nhân_dân_Trung_Hoa

Đây là thế hệ lãnh đạo Trung Quốc từ năm 1976 (sau khi Mao Trạch Đông qua đời) đến năm 1992 những người này chủ ýêu sinh vào thập niên 1900 - 1920. Người đứng đầu thế hệ lãnh đạo thứ hai là Đặng Tiểu Bình 1904 -1997 chủ tịch Chính hiệp, chủ tịch quân ủy, ngoài ra còn có:

Hoa Quốc Phong 1921 - 2008 Lãnh Tụ Tối cao (1976 - 1978) chủ tịch Đảng, thủ tướng quốc vụ viện, chủ tịch quân ủy (bị loại bỏ năm 1982) - nhân vật quá độ

Uông Đông Hưng 1916, ủy viên thường vụ, Phó chủ tịch Đảng (bị loại bỏ năm 1980) - nhân vật quá độ

Trần Vân, 1905 - 1995, Phó chủ tịch Đảng, Chủ tịch ban cố vấn trung ương - bát đại nguyên lão

Lý Tiên Niệm, 1909 - 1992, chủ tịch Nước,chủ tịch Chính Hịệp - bát đại nguyên lão

Dương thượng Côn, 1907 - 1998 chủ tịch nước, phó chủ tịch quân ủy - bát đại nguyên lão

Đặng Dĩnh Siêu, 1904 -1992, Chủ tịch Chính Hiệp, (vợ Chu Ân Lai) - bát đại nguyên lão

Bành Chân 1902 - 1997 ủy viên trưởng - bát đại nguyên lão

Vương Chấn, 1908 - 1993, phó chủ tịch nước, phó thủ tướng - bát đại nguyên lão

Tống Nhậm Cùng, 1909 - 2005, Phó Chủ tịch Ban cố vấn - bát đại nguyên lão

Bạc Nhất Ba, 1908 - 2007, ủy viên Bộ Chính trị phó tổng lý quốc vụ viện - bát đại nguyên lão

Hồ Diệu Bang, 1915 - 1989, chủ tịch đảng, tổng bí thư

Triệu Tử Dương, 1919 - 2005, tổng bí thư, tổng lý quốc vụ viện (cách chức năm 1989)

Vạn Lý, 1916 ủy viên trưởng

Hồ Lập Khải, 1929, ủy viên thường vụ Bộ Chính trị (cách chức năm 1989)

Diêu Y Lâm, 1917 ủy viên thường vụ Bộ Chính trị, phó tổng lý quốc vụ viện

Tống Bình, 1917 trưởng ban Tổ chức Trung ương, ủy viên thường vụ Bộ chính trị

Lưu Hoa Thanh, 1916 ủy viên thường vụ Bộ Chính trị Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương

Tập Trọng Huân 1913 - 2003 ủy viên Bộ Chính trị Phó ủy viên trưởng

Trương Chấn 1914 -, phó chủ tịch quân ủy

Trừ Đặng Tiểu Bình đã tham gia bộ máy lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc từ trước năm 1949, những người còn lại đều chỉ trở thành lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước Trung Quốc từ sau Nội chiến 1946 - 1949. Khác với thế hệ thứ nhất, rất nhiều người trong thế hệ thứ hai này được đào tạo ở nước ngoài, đặc biệt là ở Pháp. Vẫn trung thành với Tư tưởng Mao Trạch Đông nhưng thế hệ thứ hai đã bắt đầu tập trung vào việc phát triển kinh tế theo đường lối được đặt ra trong Lý luận Đặng Tiểu Bình. Thế hệ lãnh đạo thứ hai này là những người khởi xướng và thực hiện cuộc Cải cách kinh tế Trung Quốc biến Trung Quốc từ một quốc gia suy sụp bởi Cách mạng Văn hoá, Đại nhảy vọt thành đất nước phát triển nhanh nhất châu Á trong vòng hơn 2 thập kỉ.

Liên quan

Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất Các trận đấu trong Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24 Các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham Các tông phái Phật giáo Các trận địa bãi cọc trong lịch sử Việt Nam Các trận đấu trong Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 23 Các tế bào của Yumi Các thánh tử đạo Việt Nam Cục Tác chiến, Quân đội nhân dân Việt Nam Cục Tổ chức Cán bộ, Bộ Công an (Việt Nam)